Dành cho ai?
Discovery/Khám phá
Khám phá để hiểu yêu cầu, nhu cầu của khách hàng. Nói chuyện với khách hàng để thấu hiểu.
Hoạt động chính ở bước Khám phá/ discovery là nghe nhiều, nói ít và nên đặt câu hỏi để hiểu rõ ngữ cảnh, thực trạng, mục tiêu,...Hạn chế nói về giải pháp, sản phẩm đang có. Dành thời gian nghe để thấu hiểu/Empathy khách hàng.
Khám phá để hiểu yêu cầu, nhu cầu của khách hàng. Nói chuyện với khách hàng để thấu hiểu.
Hoạt động chính ở bước Khám phá/ discovery là nghe nhiều, nói ít và nên đặt câu hỏi để hiểu rõ ngữ cảnh, thực trạng, mục tiêu,...Hạn chế nói về giải pháp, sản phẩm đang có. Dành thời gian nghe để thấu hiểu/Empathy khách hàng.
Đây là bước tìm hiểu:
-
Hiểu hoạt động, quy trình truyền thống mà chủ phòng tập Gym thường làm. Những bộ phận nào tham gia vào quá trình vận hành (từ tiếp tân, admin xử lý đơn hàng,...)
-
Hiểu những vấn đề xảy ra trong thực tế quá trình vận hành kinh doanh phòng tập Gym của họ là gì.
-
Hiểu phân khúc khách hàng của họ là gì? Hiểu hành trình khách hàng của họ từ lúc đăng ký đến lúc rời bỏ phòng tập.
-
Hiểu mục tiêu ngắn, dài hạn của chủ phòng Gym khi ứng dụng phần mềm là gì? Việc này giúp tư vấn khách hàng đầu tư dự án theo từng giai đoạn cụ thể với những tính năng ưu tiên được ra mắt theo thứ tự mục tiêu, nhu cầu cụ thể.
Khi nghe nhiều, thì mình sẽ có nhiều thông tin hơn về nghiệp vụ về vấn đề của khách hàng. Đồng thời hiểu được mức độ hiểu biết sản phẩm của khách hàng ở mức nào, sau đó sử dụng những ngôn ngữ chung phù hợp trao đổi nhanh và hiệu quả.
Mục tiêu của Khách hàng
-
Tăng trải nghiệm khách hàng.
-
Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.
-
Dữ liệu được quản lý đồng bộ, tập trung để Chủ phòng tập Gym dễ dàng truy xuất. Dựa trên dữ liệu để ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh, marketing, đánh giá phân khúc khách hàng,...
-
Chuẩn hóa quy trình vận hành.
-
Dễ dàng quản lý, theo dõi hoạt động kinh doanh cho chủ sở hữu phòng tập Gym.
Vấn đề của khách hàng
-
Khó khăn trong việc nhắc nhở gia hạn gói tập, quản lý ngày sắp hết hạn gói tập. Điều này dẫn đến giảm tỷ lệ giữ chân khách hàng và ảnh hưởng đến doanh thu của kinh doanh phòng gym.
-
Tốn nhiều thời gian trong việc báo cáo - thống kê tình hình kinh doanh theo tháng, quý, năm.
-
Quản lý thông tin khách hàng rời rạc, không đồng bộ dẫn đến việc chăm sóc khách hàng chưa được tập trung.
-
Khó khăn trong việc quản lý dịch vụ tập với PT.
-
Quản lý khăn, cho mượn tủ,...các dịch vụ khác.
Giải pháp
Phần mềm quản lý dành riêng cho phòng gym, fitness, yoga giúp (chủ sở hữu) tối ưu hóa vận hành, tự động hóa những công việc lặp đi lặp lại, hiểu rõ tình hình hoạt động kinh doanh thông qua số liệu, từ đó luôn cải thiện dịch vụ, mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng của phòng tập và cuối cùng là đạt mục tiêu tăng lợi nhuận.
Doanh nghiệp mong muốn tuyển nhân viên có khả năng “sẵn sàng làm việc ngay lập tức” và có kinh nghiệm để giảm chi phí và thời gian đào tạo. Tuy nhiên sinh viên sắp ra trường và vừa mới ra trường chưa có kinh nghiệm, từ đó tạo ra khoảng cách lớn. Phân khúc người lao động sinh viên vừa mới ra trường là nguồn lực lao động cho tương lai, nhưng ít được quan tâm, định hướng trang bị sự “sẵn sàng”.
Nhu cầu thị trường việc làm hiện nay đang thay đổi với tốc độ nhanh, nhiều ngành mới, vị trí mới, công nghệ mới xuất hiện nên cách thức tuyển dụng và yêu cầu kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn đáp ứng việc làm cũng thay đổi.
-
Sinh viên sắp ra trường, vừa mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn có xu hướng tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm để tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo.
-
Lao động sinh viên sắp ra trường hoặc mới tốt nghiệp là phân khúc thường bị bỏ qua hoặc ít quan tâm đối với đa số doanh nghiệp.
-
Sinh viên không tự tin và mơ hồ về ngành đang học và thực tế việc làm. Những gì đang học và những gì sẽ làm là một khoảng cách xa.
-
Cũng vì thiếu kinh nghiệm, các bạn tiếp cận các mẫu tin tuyển dụng "ảo" đăng tràn lan trên mạng xã hội. Các công việc này phần lớn là lừa đảo vì lương cao, hoa hồng "khủng" nhưng không yêu cầu kinh nghiệm. Yếu tố "không cần kinh nghiệm" lại trở thành điều thu hút với tân cử nhân. Nhiều sinh viên khi tham gia vào các mô hình công ty này đã bị lừa mất tiền, ảnh hưởng đến tâm lý.
TutorU - Chuẩn bị tốt cho khởi đầu sự nghiệp của bạn!
Cho phép các Instructors có chuyên môn và kinh nghiệm tăng thu nhập bằng cách tạo các khóa dạy kèm trực tuyến theo nhóm nhỏ.
Learners tìm được các khóa học phù hợp với tiêu chí “Trang bị tốt nhất những gì doanh nghiệp cần và tự tin khởi đầu sự nghiệp”
Lớp học kèm nhóm nhỏ
Cá nhân hóa học tập, học theo tốc độ riêng từng người học
Khóa học ngắn hạn
Thiết kế khóa học theo chủ đề cụ thể, để đảm bảo học nhanh - áp dụng ngay.
Người hướng dẫn có kinh nghiệm
Người hướng dẫn có trải nghiệm thực tế với chuyên môn.
Khóa học chuyên sâu
Nội dung chuyên sâu theo chủ đề cụ thể và đang dạng. Giải quyết đúng vấn đề người học.
Linh hoạt lịch học
Người học chủ động lựa chọn lịch học phù hợp với cá nhân.
Trải nghiệm dễ dàng
Chỉ vài thao tác có thể tham gia lớp học, quản lý lịch học.
Những mong muốn phản hồi khách hàng của TutorU
Đây là những giá trị mà TutorU mong muốn mang đến cho khách hàng. Phần này thể hiện Value Proposition trong Lean canvas model của TutorU
Product
Sau bước Product Discovery và Product Define là bước Product Design. TutorU đề xuất các khóa học cho sản phẩm giai đoạn đầu như bên dưới
TutorU cung cấp nhiều khóa học về các chủ đề khác nhau, trong giai đoạn đầu TutorU tập trung các khóa học liên quan đến lĩnh vực Data/AI, IT&Software, Product Management, IT Business Analytic, UX/UI Design; Skill&Management;... Sinh viên sắp ra trường, vừa mới tốt nghiệp có thể khám phá danh mục khóa học của nền tảng với tính năng bộ lọc dựa trên chủ đề, thời lượng khóa học và người hướng dẫn khóa học để tìm ra khóa học phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Quy trình hoạt động của Instructors trên TutorU
Business Model
TutorU là một marketplace kết nối giữa Learner và Instructor. Mô hình doanh thu (Revenue Model) của TutorU là % hoa hồng từ mỗi khóa học.
User Journey map
User Journey map là một bản đồ "hành trình người dùng" trên TutorU, bản đồ mô tả hành trình mà người dùng tương tác để đạt mục tiêu nào đó trên TutorU. User Journey map giúp chúng ta thấu hiểu những cảm xúc vui, buồn, thất vọng, giận dữ, khó chịu, hạnh phúc,...qua các điểm chạm, từ đó giúp TutorU cải thiện những điểm chạm có cảm xúc tệ của user. Dưới đây là những điểm chạm chính của User trên TutorU.
User Story mapping
Để lựa chọn vấn đề ưu tiên, tính năng ưu tiên, các use case ưu tiên để tạo danh sách product backlog cho phiên bản MVP. TutorU sử dụng ma trận phân tích "importance vs satisfaction" để tìm vùng cơ hội và dùng user story map để phác thảo tổng thể các tính năng và chọn tính năng cho giai đoạn release 1
MVP Feature set
Ngoài sử dụng các phương pháp ở bước tạo user story mapping, mình sử thêm phương pháp lập bảng đánh giá tính năng để sắp xếp thứ tự ưu tiên phát triển.
Bảng đánh giá gồm 4 cột: Feature (tính năng); Impact (Mức độ tác động); Effort (Mức độ nổ lực) và Priority (Mức độ ưu tiên), cũng có thể gọi là ma trận ROE (Return on Effort)
Sau khi đóng gói kế hoạch MVP, bước tiếp theo là liệt kê danh sách tính năng, mô tả và tiến hành vào giai đoạn product development theo Agile.
Dữ liệu đã ẩn.
Prototype
Thiết kế wireframe, UI/UX và tiến hành lập trình theo kế hoạch "Product backlog" và "Product Roadmap".
Note: Mục này TutorU không thể trình bày chi tiết về dữ liệu bảo mật riêng.
Key metrics
TutorU đưa ra các tiêu chí đo lường thành công cho sản phẩm, cụ thể là các tiêu chí cho sản phẩm ở giai đoạn đầu. Sử dụng framework AARRR (Acquisition - Thu hút; Activation - Hành động; Retention - Giữ chân; Revenue - Doanh thu; Referral - Giới thiệu) để viết ra các Key metrics.
1— Clarifying Question (Làm rõ câu hỏi)
-
Phạm vi đo lường sản phẩm? —> Toàn bộ sản phẩm TutorU
-
Nền tảng cụ thể?: Android & iOS mobile app.
-
Thị trường cụ thể: Việt Nam
-
Có giới hạn khung giờ nào không? —> Không, đo lường toàn thời gian.
2— User journey
Dựa vào User journey map ở trên để đưa ra các chỉ số đo lường
[Acquisition] Downloads the app --> Sign-up account --> [Activation] Login —> Find a course —> Register the course —> Online payment --> Completes -> Attend class as scheduled --> Give the feedback —> [Retention] Register for another course for the 2nd, 3rd time,…—> [Revenue] —> [Referrals] Recommend to friends
3— Metrics
Acquisition (Thu hút)
-
Number of user downloads of the app/ Số lượng người dùng tải ứng dụng
-
Number of signups (Number of new users: Customers & Vendors)/ Số lượng người dùng đăng ký app. Tách 2 đối tượng người dùng.
Tương tự cho các chỉ số khác theo user journey ở trên (Mình xin phép ẩn thông tin chi tiết)
Go-to-market
Lên kế hoạch launching sản phẩm, thâm nhập thị trường qua kênh nào, mục tiêu cụ thể, chuẩn bị các tài liệu pitch deck, tài liệu hướng dẫn người dùng,...
Dữ liệu đã ẩn.
Early Adopter
Trong phiên bản đầu tiên của sản phẩm mới hoàn toàn, TutorU xác định nhóm khách hàng thích nghi nhanh, chấp nhận sản phẩm giai đoạn phiên bản đầu tiên "Early adopter" từ "Target user" .
Đối với nhóm khách hàng "người hướng dẫn/ Instructors" tạo khóa học.
- Người đi làm có kinh nghiệm trong mảng IT, AI, Data, BA, Product Management, UX design.
Nếu bạn có muốn tăng thu nhập qua việc chia sẻ kiến thức, hãy trở thành "Early Adopter" của TutorU để nhận nhiều ưu đãi về sau.
Đối với nhóm khách hàng "người học/ Learner" tìm khóa học
- Bạn đang là sinh viên sắp, mới ra trường. Bạn đang lo lắng về sự nghiệp, chưa hình dung được những gì đã học và sẽ làm như thế nào? Cần trang bị những kỹ năng cứng nào, kỹ năng mềm nào, cách viết CV ra sao, kết nối qua linkedIn thế nào,...Thì hãy trải nghiệm các khóa học ngắn hạn để giải quyết những vấn đề trên.
Hãy đăng ký ngay để nhận ưu đãi trải nghiệm TutorU
Ngoài những nội dung ở trên, còn một số nội dung khác (xin phép không viết chi tiết ở đây)
- Product Strategy.
- Empathy mapping để thấu hiểu thêm về User.
- Documentation, bao gồm: Product Requirement Document, Pitch Deck,...
- Giai đoạn Development.
Toolset & Mindset
Các công cụ, tư duy cho quá trình "Product management" gồm 3 phần chính: Discovery - Delivery - Go to market.
Khảo sát
TutorU mong muốn "thấu hiểu" nhiều hơn
Với mong muốn giải quyết đúng “điểm đau” của sinh viên sắp ra trường, mong muốn thu hẹp khoảng cách với doanh nghiêp với người lao động là sinh viên mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm.
Để làm tốt điều này, TutorU phải thấu hiểu điểm đau của khách hàng để tạo tác động tích cực cho xã hội. Đó là lý do chúng tôi rất mong nhận được nhiều câu trả lời cho khảo sát dưới đây.