top of page
Ảnh của tác giảNghiem Quoc Luu

Các Tư duy sản phẩm cho Product Manager - Phần 2

Tiếp tục chủ đề về Tư duy sản phẩm (Product Mindset) cho Quản lý sản phẩm (Product Manager). Ở phần 1, mình đã chia sẻ về các tư duy như: Tư duy nguyên tắc cơ bản (First Principle thinking); Công việc cần thực hiện của khách hàng (Job to be done); Tư duy sắp xếp thứ tự ưu tiên (Prioritization mindset); Product - Market Fit.


Phần 2 gồm: Tư duy hiểu về các rủi ro liên quan đến sản phẩm (Product Risk); Tư duy dựa vào kết quả nhận về (Outcome-based thinking) và Tư duy dựa trên dữ liệu (Data-driven thinking).



Tư duy hiểu về các rủi ro liên quan đến sản phẩm (Product Risk) Hiểu các rủi ro để có các giải pháp dự trù, nếu rủi ro xảy ra thì ứng biến theo giải pháp đã suy nghĩ trước đó.

- Rủi ro liên quan đến người dùng (Value và Usability)

  • Sản phẩm có thực sự tạo ra giá trị cho người dùng hay không.

  • Liệu người dùng có thể tìm ra cách sử dụng sản phẩm của bạn hay không.

  • Độ tin cậy của sản phẩm. Ví dụ: Khi thanh toán online có nên lưu thông tin khách hàng ở server của Công ty không? Rủi ro là gì.

- Rủi ro liên quan đến Công nghệ phát triển sản phẩm (Technology):

  • Bạn đã kiểm tra website đã chạy được trên tất cả trình duyệt chưa. Tức là, rủi ro liên quan đến "sử dụng" được sản phẩm ko?

  • Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tính năng. Ví dụ phát triển thêm tính năng A thì ảnh hưởng thế nào đến tính năng B, rủi ro lớn nhất là gì.

  • Phân tích các rủi ro, tốc độ xử lý sự cố khi bạn tích hợp "third party" vào sản phẩm, ví dụ: Chọn đối tác cổng thanh toán nào.

- Rủi ro liên quan đến tổ chức (Stakeholder):

  • Mình nghĩ, đây là phần cực kỳ quan trong của một PM tốt, ngoài những "Hard skills; Tech Skills", PM phải có khả năng tốt về kỹ năng "connect; Communication" với các stakeholder. Vì đây là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng hoàn thiện sản phẩm. Nếu mâu thuẫn nội bộ, hoặc nếu PM không tương tác tốt với khách hàng. Thì có rủi ro về chất lượng, thời gian hoàn thiện.

- Rủi ro liên quan đến thị trường:

  • Ra sản phẩm quá sớm với trường hợp sản phẩm mới lạ với thị trường thì bạn phải tốn nguồn lực để thu hút, tiếp cận khách hàng. Ra mắt quá trễ thì nhiều đối thủ mạnh bước vào cùng tham gia.

  • Rủi ro sao chép sản phẩm từ các đối thủ.

- Rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng, nhà cung cấp, bên thứ ba.

  • Bạn có phương án dự phòng thay thế khi chọn bên thứ ba hợp tác chưa? Trường hợp có sự cố khẩn cấp đến từ bên thứ ba thì bạn sẽ có những phương án nào.

- Rủi ro liên quan đến mô hình kinh doanh.

  • Rủi ro liên quan đến việc thu tiền từ khách hàng. Chọn cổng thanh toán.

  • Rủi ro liên quan đến thời gian công nợ của một đơn hàng ảnh hưởng thế nào đến chi phí.

- Rủi ro liên quan đến pháp lý

  • Sản phẩm của bạn có những chính sách nào vi phạm luật an ninh mạng hay không?

  • Bạn có kiểm soát được tương tác của user phù hợp với Pháp Luật không?

Và nhiều rủi ro tiềm ẩn "vô thường" khác.


Tư duy dựa vào kết quả nhận về (Outcome-based thinking)


Tư duy dựa trên kết quả là cách tiếp cận dựa trên một kết quả mong muốn cụ thể, rõ ràng trong suy nghĩ của bạn. Mong muốn đến một điểm đến là mục tiêu của bạn. Tư duy này giúp bạn tập trung vào cải thiện và hướng đến kết quả mong muốn. Khi tập trung vào điểm đến thì khả năng đến sẽ cao.


Dựa trên kết quả mong muốn (kết quả thu về) được định nghĩa rõ ràng về các chỉ số đo lường về sự thành công. Outcome khác Output. Outcome là kết quả nhận về, những gì bạn mong đợi, có thể đo lường được.

Output là kết quả tạo ra, những gì bạn thấy và trải nghiệm.

Output là tính năng mới, Outcome là đo lường giá trị, những tác động tới người dùng sau khi sử dụng những tính năng mới.


(Outcome tương tự Key result trong OKRs)


Tư duy dựa trên dữ liệu (Data-Driven thinking)


Là Product manager, bạn phải hiểu lý do tại sao người dùng tương tác với sản phẩm, những vấn đề họ gặp phải thường xuyên nhất, nhu cầu của họ là gì, tìm hiểu những hành vi người dùng, tại sao khách hàng bỏ đi,...


Ngoài định tính, bạn phải dựa vào số liệu định lượng, định nghĩa các chỉ số đo lường.

Dữ liệu được sinh ra từ người dùng tương tác trên sản phẩm ngày càng bùng nổ, nên tư duy dựa trên dữ liệu để ra quyết định rất quan trọng cho PM.

Dữ liệu là mỏ vàng của doanh nghiệp, nếu biết tận dùng và sử dụng khi ra quyết định. Khi văn hóa dựa trên dữ liệu được áp dụng cho team làm việc, thì bắt cứ quyết định hoặc ý kiến của mọi người đều được ưu tiên sử dụng dữ liệu.


Tư duy dựa trên dữ liệu giúp PM:

- Đặt câu hỏi ĐÚNG. - Xem kết quả của các giả thuyết qua việc thử nghiệm A/B. - Giải thích, thuyết phục lãnh đạo, stakeholders bằng một câu chuyện để giúp họ nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và hành động dựa trên kết quả phân tích. - Trực quan hóa các ý tưởng, các ý kiến đề xuất bằng biểu đồ.

100 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page