Để đánh giá mức độ hiểu biểu của bạn về Product management, thông qua các kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy thiết kế,...của bạn. Khi phỏng vấn bạn sẽ trải qua vòng xử lý case study cụ thể.
Case Study 1: Instagram
Sau khi lượt medium đọc báo, mình thấy 4 case study này khá hay, dựa vào 4 đề bài này, mình sẽ giải thử. Các bạn cũng có thể thử các đề bài phỏng vấn này nhé (Link medium mình để dưới bài viết này)
Tình huống
Bạn đã được tuyển làm Product manager cho Instagram. Trong cuộc họp định kỳ hàng tháng, bạn phát hiện các nhãn hàng thương hiệu trả tiền cho influencer để đăng quảng cáo trên hồ sơ của họ. Influencer cũng đang tạo ra thu nhập tốt từ người theo dõi của họ, nhưng toàn bộ quá trình đang diễn ra bên ngoài nền tảng Instagram. Các nhãn hàng phải tìm các Công ty trung gian để kết nối với các influencer.
Yêu cầu 1
Phần 1: Phát triển tính năng mới (New Features) - Bạn có thể xây dựng một tính năng nào đó giúp các nhãn hàng và influencer có trải nghiệm mượt mà, giúp họ tiết kiệm thời gian, nỗ lực trong quá trình thực hiện công việc quảng cáo.
Kết quả mong đợi từ nhà tuyển dụng
Giải thích cách bạn sẽ giải quyết vấn đề.
Phác thảo User flow
Thiết kế wireframe và prototypes
Đáp án đề xuất
Với đề bài như trên, mình thử đưa ra đáp án ngắn gọn như sau:
Làm rõ các câu hỏi (Clarifying question)
Vấn đề chính là gì? Tại sao các nhãn hàng không liên hệ trực tiếp với các influencer trên instagram luôn mà phải tìm một Công ty dịch vụ để kết nối?
Quy trình các Công ty dịch vụ kết nối với influencer này như thế nào? Các Công ty nào đã tham gia vào triển khai dịch vụ này trên thị trường?
Các Công ty dịch vụ kết nối nhãn hàng với influencer có những khó khăn nào?
Những tính năng nào có thể được xây dựng trên nền tảng Instagram để giải quyết vấn đề này?
Tính năng đề xuất này có nên triển khai hay không? Lợi ích và rủi ro của tính năng này là gì?
Có rào cản nào cho influencer và nhãn hàng khi sử dụng tính năng này hay không?
Tuyên bố vấn đề (Problem Statement)
Công ty dịch vụ quảng cáo trên Instagram phức tạp và phân tán.
- Có nhiều trường hợp nhãn hàng làm việc qua nhiều trung gian và thiếu tính minh bạch và không hiệu quả.
- Các nhãn hàng thương hiệu và influencer gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và kết nối với nhau, đàm phán thỏa thuận, tạo và quản lý chiến dịch và theo dõi hiệu quả của mình, dẫn đến quá trình tốn thời gian và chi phí.
- Cần có một quy trình được tích hợp và thuận tiện hơn cho phép các nhãn hàng thương hiệu và influencer kết nối, hợp tác và đạt được mục tiêu tiếp thị của họ trên nền tảng Instagram.
Đề xuất giải pháp (Solution)
Để giải quyết vấn đề trên, tôi đề xuất xây dựng các tính năng mới để tạo thuận lợi cho sự tương tác giữa các thương hiệu và influencer trực tiếp trên instagram và giúp họ quản lý các chiến dịch của mình dễ dàng hơn. Các tính năng được đề xuất bao gồm:
1. Tính năng kết nối Influencer với các nhãn hàng (Marketplace Influencer): Tạo ra một nền tảng kết nối influencer. Cho phép các nhãn hàng dễ dàng tìm kiếm influencer dựa trên các tiêu chí tìm kiếm (matching) riêng của nhãn hàng, ví dụ như chuyên môn (lĩnh vực ảnh hưởng của influencer), địa điểm, số lượng người theo dõi, tỷ lệ tương tác và các tiêu chí khác.
Tính năng này giúp các nhãn hàng tìm được influencer phù hợp cho chiến dịch của họ và tiết kiệm thời gian.
Phía influencer: Họ có thể hiển thị hồ sơ đẹp, bắt mắt, đầy đủ thông tin, danh mục quảng cáo và chi phí để thu hút nhãn hàng và kiếm tiền từ theo dõi của họ.
Mô hình kinh doanh: Instagram có thể lấy một khoản hoa hồng trên mỗi giao dịch, tạo ra một mô hình giúp cho tất cả các bên đều có lợi.
2. Công cụ quản lý chiến dịch (Campaign Management Tool): Cung cấp công cụ quản lý chiến dịch cho phép nhãn hàng tạo, quản lý và theo dõi chiến dịch của họ với influencer. Công cụ này có thể cho phép các nhãn hàng đặt mục tiêu chiến dịch, xác định phạm vi công việc, phê duyệt nội dung và theo dõi hiệu suất của chiến dịch trong thời gian thực.
Influencer cũng có thể sử dụng công cụ này để gửi đề xuất của cho các nhãn hàng phù hợp. Điều này giúp tăng trải nghiệm cho cả hai.
Ngoài ra, Influencer cũng có thể thêm và phân quyền các nhân viên vào quản lý.
3. Thanh toán: Tích hợp tính năng thanh toán đa nền tảng, giúp loại bỏ rào cản thanh toán không giới hạn vị trí địa lý. Influencer cũng có thể theo dõi thu nhập của mình, xem lịch sử thanh toán và rút tiền của mình trực tiếp từ nền tảng. Xem được các % hoa hồng mà instagram giữ lại.
4. Dashboard phân tích tổng quan: Giúp các Influencer theo dõi các phân tích về hiệu suất của họ, phân tích người theo dõi của influencer và tối ưu hóa nội dung của họ. Dashboard này sẽ hiển thị thông tin như lượng tiếp cận, số lần xuất hiện, tỷ lệ tương tác, đối tượng khách hàng mục tiêu,....
Nhãn hàng sử dụng dashboard để theo dõi hiệu suất chiến dịch của họ và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.
User flow
Dưới đây là các user flow chính của tính năng này. Mình chỉ đưa ra các tiêu đề user flow (sẽ vẽ sau khi có thời gian bổ sung) 1. Đăng ký tài khoản cho 2 loại user: Nhãn hàng và influencer.
2. Tìm kiếm và kết nối influencer
3. Liên hệ và đồng ý quảng cáo
4. Thanh toán
5. Nhãn hàng tạo chiến dịch cho influencer và nhận đề xuất ngược lại từ influencer.
6. Quản lý chiến dịch.
Wifeframe và Prototypes: Đây là link figma cho tính năng này (Mình thêm dòng này để đầy đủ yêu cầu thôi, chưa có thời gian vẽ)
Trong yêu cầu không có phần Key metrics, nhưng mình sẽ thử đề xuất thêm.
Key metrics
- Số lượng nhãn hàng đăng ký và sử dụng tính năng tìm kiếm influencer.
- Số lượng influencer đăng ký và bật tính năng cho phép kết nối nhãn hàng.
- Số lượng chiến dịch được tạo và triển khai trên nền tảng Instagram.
- Tổng chi phí các nhãn hàng tạo chiến dịch trên Instagram.
- Tổng doanh thu mà instagram thu được (% hoa hồng trên mỗi chiến dịch)
- Thời gian để tìm kiếm và liên hệ và đồng ý tạo chiến dịch giữa influencer và các nhãn hàng.
- Thời gian để tạo và triển khai chiến dịch quảng cáo trên Instagram.
- Tỉ lệ thành công của chiến dịch quảng cáo trên Instagram.
- Đánh giá của các nhãn hàng và influencer về tính năng này của Instagram.
Dựa vào các Key metrics này để định nghĩa thành công cho tính năng Marketplace Influencer này.
Yêu cầu 2: Sau khi tính năng hoàn thiện, kế hoạch Go-to-market của bạn thế nào?
Kết quả mong đợi từ nhà tuyển dụng
Đề xuất kế hoạch chi tiết ra mắt và thâm nhập thị trường cho tính năng mới này.
Viết một bài viết khoảng 300 từ để giới thiệu tính năng mới này để chia sẻ cho influencer
(Mình sẽ viết tiếp Yêu cầu 2 này cho bài sau)
Các bạn xem nguồn đề bài ở đây nhé: Link medium
Comments