Trong một ngữ cảnh nào đó, đặc biệt là những buổi "tám chuyện" trong cuộc nhậu, cafe bạn đã từng nghe một câu đại loại như "Để xem nó tồn tại trong bao lâu" rồi nhỉ!
Lúc mình bắt đầu quyết định Khởi nghiệp cách đây 4 năm, mình nhận được rất nhiều những ý kiến trực tiếp và gián tiếp từ những người bạn, người thân, thậm chí người không quen biết, quen biết gặp một lần.
Và đa phần đều có những điểm chung nhất định, tức là họ ít lắng nghe. Khi bạn trình bày một ý tưởng thì cái nhận lại là "à tui biết rồi, nó là vậy, bla bla, chắc không thành công đâu, có nhiều người làm rồi/ cái này chưa có ai làm/ mày không có nguồn lực lấy đâu ra khởi nghiệp", tức là đa phần không tập trung vào nội dung mà chỉ tập trung vào bề mặt cảm xúc.
Nhưng câu mình ấn tượng nhất là lúc Startup của mình được may mắn lọt top 60 để tham gia Vietnam StartUp Day 2019 có một bình luận của một người có biết "sơ sơ" về mình có một bình luận tốc độ rất nhanh so với độ dài bài viết mình trên status facebook (mình chỉ nhớ gần giống nội dung-vì quá lâu rồi):
"Cái này không thành công đâu, sao làm nỗi"
Và một bình luận khác gián tiếp mà mình nghe được "để xem nó tồn tại trong bao lâu"
Mình hay chia sẻ với những người bạn, người anh em của mình rằng: Nếu muốn làm gì đó thì cứ làm thôi. Bởi vì:
"Cơ hội không xuất hiện ở hình dáng màu mỡ, nó xuất hiện ở dáng dấp khô cằn". (Câu này mình đọc ở đâu đó quên mất tiêu nguồn).
Và, khi bạn quyết định làm gì đó thì bạn là người dành nhiều nỗ lực, thời gian ở lâu hơn cho nên dữ liệu tất nhiên cũng có nhiều hơn những người khác cho việc bạn sẽ làm.
Góc nhìn quyết định sự lựa chọn
Góc nhìn 1: Ở Góc độ nhìn từ phía ngoài, tức là người khác đang bàn tán về bạn.
Khi bạn bắt đầu làm gì đó, người khác sẽ phân tích rất nhiều, rất nhanh và thậm chí là những câu "để xem tồn tại trong bao lâu".
Khi thành công thì người khác sẽ nói bạn may mắn, hoặc có thể khen bạn giỏi và kèm thêm câu tuy nhiên (ví dụ: tập trung vào một lỗi nào đó của bạn ở trong quá khứ).
Khi thất baị thì người khác sẽ là câu: Đó, tao đã nói trước kia vậy rồi. T biết trước điều đó rồi.
Cũng tương tự cho việc thành công và thất bại khác.
Khi thành công thì là kiên trì, ngược lại là cố chấp. Ranh giới mong manh.
Khi thành công vượt bậc thì là thiên tài và ngược lại là thằng điên.
Góc nhìn 2: Góc độ nhìn vào bên trong, tức là người thực thi.
Tập trung vào việc tìm hiểu bản thân, hiểu mình để vươn mình. Bạn biết bản thân có những điểm yếu nào, điểm mạnh nào (đương nhiên qua nhiều trải nghiệm mới rút ra được).
Khi hiểu được vị trí bạn đang ở đâu, bạn muốn gì, thiếu gì thì việc còn lại là làm nhanh để có dữ liệu và đánh giá.
Mình hay nói với team mình: Giải quyết đúng vấn đề chưa hẳn thành công, giải quyêt đúng vấn đề trong nguồn lực/ngân sách mới tiệm cận gần hơn với chữ thành công.
Kiên trì, nỗ lực, cặm cụi. Chấp nhận sai, thấy được thất bại.
Nhưng, sẽ luôn nhìn lại, kết nối những điểm thất bại và tiếp tục điều chỉnh và keep going.
Thử xem lại những người thành công hoặc đọc những câu chuyện của các nhà khoa học, đa phần họ đều trải qua những lần lên xuống. Điều đó là tất yếu của cuộc sống, thất bại là một dạng dữ liệu, khi thu thập càng nhiều loại dữ liệu thì khả năng bạn ra quyết định sẽ tiệm cận hơn với thành công.
Tại sao chỉ trích và nói thì nhiều nhưng làm thì ít?
Mình nhớ đến 2 mảng kiến thức đã học.
- Mô hình hành vi (Fogg Behavior Model của BJ Fogg), nôm na giải thích về lý do khi một hành vi được thực hiện từ một người.
Và, mô hình này trả lời cho câu tại sao nhiều người thích chỉ trích hơn là nói.
Vì việc chỉ trích và nói có trục (ability) khả năng thực hiện dễ dàng, tức là ít nổ lực, ít dữ liệu (nếu có dữ liệu thì là dữ liệu chủ quan, thậm chí cảm tính và nguy hiểm hơn là họ không biết những gì họ không biết). Mặc dù Giá trị trục (motivation) động lực thấp, nhưng hành vi chỉ trích được sinh ra khi yếu tố (trigger) được kích hoạt đó là mạng xã hội xuất hiện những hình ảnh thành công của ai đó.
- Lý thuyết Tảng băng trôi (Iceberg) của Freud là nhà thần kinh học, nhà tâm lý học.
giải thích trong phạm vi bài viết này thì tất cả những gì chúng ta thấy từ một sự kiện chỉ là một phần nổi rất nhỏ, so với phần chìm. Tức là để ngưng việc chỉ trích gì chúng ta phải nghĩ đến những gì chúng ta không thấy, quá trình họ nỗ lực, động cơ của họ (chỉ họ mới biết).
Vậy tóm lại,
Khi muốn làm gì đó thì nên tập trung cao độ vào bên trong (nhìn từ gốc độ bên trong) và quyết tâm thực hiện. Bởi vì bạn là người có nhiều dữ liệu nhất khi làm gì đó.
Dữ liệu và kinh nghiệm của người khác nhưng lại phù hợp với ngữ cảnh của bạn.
Giải quyết vấn đề tốt nó không phụ thuộc vào bạn là ai, học gì. Mà bạn đã trải qua vấn đề đó, bạn ở lâu-sâu với vấn đề đó thì bạn giải quyết tốt hơn người khác. Giống như việc "mô tả cảm giác đuối nước trong sách hoặc qua mô tả của người đã đuối nước" rất khác so với "bạn là người đã từng đuối nước".
Nên nhìn một sự vật theo hướng đa chiều, biết những gì mình không biết. Bởi vì những cái bạn biết chỉ là những phần mà ai cũng biết, và động cơ-quá trình-sự nổ lực của một người bạn không hề biết và khi họ đã làm, họ cũng không quan tâm nữa.
Tái bút Quan trọng,
Bài viết chỉ nói đến phạm vi "Khi đã quyết làm điều gì, thì tập trung vào bản thân, hiểu bản thân và biết thiết lập vùng quan tâm. Cuối cùng là "action".
Bài viết này không nói đến đại loại như "Không có chỉ trích, phản biện,...thì làm sao xã hội phát triển, đa dạng được". Bởi vì đây là chủ đề rộng, nên để tránh bạn đọc hiểu nhầm mục đích bài viết.
Comments