Startup giai đoạn đầu là quá trình từ lúc chọn thị trường mục tiêu, quan sát và phát hiện vấn đề thực tế - cấp bách của người dùng đến quá trình đề xuất các giải pháp phù hợp giúp người dùng đạt mục tiêu , mô hình kinh doanh, sau đó phát triển phiên bản sản phẩm đầu tiên và cuối cùng là ra mắt sản phẩm đến tay nhóm người dùng đầu tiên.
Quá trình này lặp đi lặp lại dựa vào những gì học tập có kiểm chứng từ phản hồi, dữ liệu của người dùng, thị trường.
Trong giai đoạn đầu của sản phẩm, startup sẽ tập trung vào mục tiêu đưa nhanh sản phẩm đến nhóm người dùng đầu tiên để có câu trả lời cho câu hỏi “Khách hàng có nhu cầu thực sự đối với sản phẩm này không?”
Người dùng đầu tiên - Họ là ai?
Xác định đúng khách hàng mục tiêu (Target customer) là bước đầu tiên trước khi quan sát vấn đề của họ.
Lấy ví dụ về sản phẩm TutorU. Khách hàng mục tiêu (Target customer) của TutorU là người đi làm đang có nhu cầu chuyển qua lĩnh vực mới.
Bước hai, bạn phải hình dung càng rõ nét về họ càng tốt, bằng cách phác thảo hồ sơ khách hàng lý tưởng (ICP - Ideal Customer Profile).
Ví dụ: ICP = Target customer ở trên + độ tuổi từ 24 đến 35, mong muốn chuyển qua lĩnh vực công nghệ thông tin.
Khi ICP đã phác thảo, bước ba bạn sẽ phác thảo nhóm người dùng hào phóng, tư duy cầu tiến, thích trải nghiệm sản phẩm/công nghệ mới và luôn sẵn sàng sử dụng sản phẩm của bạn dù chưa hoàn thiện, những người có xu hướng ủng hộ sản phẩm bạn (gọi là Early Customer Profile hoặc Early Adopter)
Ví dụ: ECP = ICP ở trên + những người có kỹ năng công nghệ, thích trải nghiệm sản phẩm/ công nghệ mới, tích cực hoạt động trên mạng xã hội.
Và bước cuối cùng là phác thảo nhóm “những người dùng đầu tiên” của sản phẩm.
Earlyvangelists là những người tiên phong, người dùng đầu tiên của sản phẩm phiên bản đầu tiên Startup của bạn.
Ví dụ: Earlyvangelists = ECP + những người đang mất định hướng nghề nghiệp cần được tư vấn gấp để đưa ra quyết định chuyển sang lĩnh vực công nghệ, đang bị ảnh hưởng từ làn sóng layoff và mong muốn dành thời gian để chuyển qua một lĩnh vực khác. Sẵn sàng đặt ngân sách để đạt được mục tiêu lấy lại định hướng cho sự nghiệp
Vậy, người dùng đầu tiên (Earlyvangelists) có những đặc điểm gì?
Theo Steve BlanK, Earlyvangelists là nhóm người dùng tiên phong có các đặc điểm sau
Đầu tiên, Họ có một vấn đề, nhu cầu có mức độ cấp bách cao.
Thứ hai, họ nhận thức được vấn đề họ đang gặp phải.
Thứ ba, họ chủ động tích cực tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề.
Thứ tư, chấp nhận một giải pháp tạm thời để giải quyết vấn đề.
Thứ năm, họ sẵn sàng chi ngân sách để sử dụng sản phẩm/ giải pháp giúp họ giải quyết triệt để vấn đề.
Theo Steve Blank, Earlyvangelists trước tiên mua tầm nhìn và sau đó là sản phẩm. Họ cần phải yêu thích ý tưởng về sản phẩm của bạn. Chính tầm nhìn sẽ khiến họ cam kết dù bạn có phạm sai lầm nhiều lần. Họ chấp nhận rủi ro. Nói cách khác, họ có chung tầm nhìn với bạn.
Tìm người dùng đầu tiên (Evangelists) ở đâu?
Trước khi đi tìm, bạn phải chuẩn bị 3 bước quan trọng:
Bước 1: Tâm thế chủ động kết nối, chủ động đưa ra đề nghị tư vấn đến Earlyvangelists, nhiệt tình và phải làm sao để họ có lý do bỏ thời gian nói chuyện với bạn. (Ví dụ: Nếu bạn kết nối qua linkedin thì profile bạn thu hút họ, chỉn chu, chuyên nghiệp; hoặc khi gửi email tiếp cận thì bạn phải chuẩn bị nội dung cá nhân hóa.
Bước 2: Tìm hiểu thiệt kĩ về profile của họ, điều này giúp bạn mở lời nói chuyện dễ hơn. Ví dụ như lời khen, hoặc họ phù hợp với bạn vì, hoặc bạn thích những bài viết của họ,...
Bước 3: Quy trình đơn giản khi người dùng đầu tiên chấp nhận tham gia điểm chạm đầu tiên của sản phẩm của bạn. Ví dụ như thiết lập cuộc họp online, chuẩn bị slide giới thiệu sản phẩm,...
OK, sau khi đã chuẩn bị xong ba bước trên thì bắt đầu tìm kiếm người dùng đầu tiên.
Khi đã biết họ là ai rồi thì chúng ta xác định nơi mà họ thường xuyên hoạt động.
Dưới đây là một vài cách tiếp cận.
Trên mạng xã hội (như facebook, linkedin)
Mình thường gọi là kỹ năng social listening để quan sát và phát hiện những khoảnh khắc khó khăn của nhóm người dùng đầu tiên. Tham gia vào các nhóm mà người dung mục tiêu đang ở đó, bạn sẽ đọc được những bài viết, những bình luận để hiểu hơn về nhu cầu/ động cơ/ hành vi phản ứng khi gặp vấn đề. Sau đó thu thập lưu lại trên google sheet.
Qua kênh hỏi đáp, ví dụ: Github, slack community; reddit; quora.
Cũng là kỹ năng quan sát để thu thập vấn đề.
Qua kênh đối thủ. Mình rất chăm đọc rating trên CHPLAY những ứng dụng của đối thủ cùng ngành, và lọc ra những vấn đề thực sự của người dùng.
Qua mối quan hệ, networking như linkedin.
Google, youtube.
Một vài kênh thu thập khác như product hunt; curieous.com, các trang chia sẻ kiến thức chuyên môn như viblo, careerly,...
Ngoài ra, có thể tham gia các sự kiện mà có đối tượng người dùng đầu tiên của sản phẩm có tham gia.
Người dùng đầu tiên (Earlyvangelists) giúp Startup kiểm chứng 4 rủi ro phổ biến của một sản phẩm
Rủi ro liên quan đến nhu cầu/ mong muốn của khách hàng mục tiêu của bạn. (Desirable)
Sản phẩm có đang giải quyết đúng vấn đề thực tế của khách hàng hay không? Sản phẩm làm ra liệu có ai mua và sử dụng hay không? Sản phẩm có giải quyết cấp bách vấn đề của khách hàng không?
Khi sản phẩm đã đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng, vậy rủi ro tiếp theo là khách hàng sử dụng được/ dễ không? (Feasible)
Ví dụ: Khách hàng truy cập vào link sản phẩm thì bị lỗi. Hoặc, thao tác tới bước thanh toán thì báo lỗi.
Nếu sản phẩm vượt qua hai rủi ro trên, tức là sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu và dễ sử dụng (cần dùng là hoạt động nhanh) thì rủi ro thứ ba là về mô hình kinh doanh. Sản phẩm không mang lại lợi nhuận để bạn tồn tại. (Viable)
Ngoài ra, còn rủi ro về tính thời điểm. Tức là trả lời cho câu hỏi “Tại sao là bây giờ?”. Công nghệ/ mô hình này ra đời quá sớm, nên người dùng chưa thích nghi. Hoặc quá trễ, tức là thị trường có rất nhiều giải pháp tương tự. (Time)
Trên đây là những chia sẻ về tầm quan trọng của người dùng đầu tiên trong startup giai đoạn đầu.
10 giây dành riêng cho bạn, khi đọc đến đây!
Bạn sẽ là người hùng thầm lặng giúp TutorU thành công. Nếu TutorU thành công thì bạn đã có đóng góp cùng chúng tôi tác động tích cực đến người lao động trẻ Việt Nam.
TutorU là một nền tảng kết nối bạn với những người trong ngành có kinh nghiệm, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn về sự nghiệp tiếp theo của mình trong ngành công nghệ thông tin thông qua các khóa học trực tuyến ngắn hạn, trực tiếp với sự hướng dẫn từ những người trong ngành có kinh nghiệm.
Với mục tiêu giúp các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, các bạn muốn chuyển sang lĩnh vực mới chủ động quyết định chọn nơi học, kết nối trực tiếp với người từng trải trong ngành để truyền cảm hứng cho bạn chuyển nghề nghiệp tiếp theo thành công.
Trong phạm vi bài viết này, TutorU hy vọng sẽ kết nối được những anh chị có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ và có đam mê chia sẻ kiến thức, giúp người khác thành công. Bạn sẽ tham gia với vai trò “instructors”. Tạo ra các khóa học ngắn hạn chia sẻ kiến thức cơ bản về ngành (fundamental) giúp những người muốn chuyển sang lĩnh vực công nghệ có thể hình dung về ngành.
Sau đây là một số ngành mà TutorU cần bạn:
Product Management; IT Business Analytics; Product Owner,...
Data Analysis; Machine Learning; Data Science; AI,...
UX/UI Design; Graphic Design; Video
Language Programming; Website/ Software/ mobile development; Cloud, Cybersecurity.
Tech Sale; E-Commerce; Funding.
TutorU rất cần bạn,
Rất may mắn, nếu qua bài viết liên quan đến tìm người dùng đầu tiên cho sản phẩm, và sau đó chúng tôi thực sự tìm được nhóm người dùng đầu tiên là các anh chị INSTRUCTORs cho nền tảng TutorU.
----
Tham gia trở thành instructors của TutorU, bạn còn có những ưu đãi nho nhỏ từ tấm lòng của Chúng tôi, một đội ngũ non trẻ tạo ra sản phẩm chưa có tên trên thị trường.
Chúng tôi, sẽ rất vui - nếu bạn không ngại ngần inbox cho chúng tôi, để chúng tôi có cơ hội trình bày sản phẩm này.
Nhấp vào ĐÂY để tìm hiểu thêm về TutorU
Comments