top of page
Ảnh của tác giảNghiem Quoc Luu

[Recap] Khóa học Agile Product Planning trên Udemy

Đã cập nhật: 12 thg 11, 2022

Cái gì là của bạn?


Trước khi vào nội dung chính, mình bắt đầu với câu hỏi "Cái gì là của bạn?".

Với mình, tri thức sẽ là của mình, tri thức là những gì ở lại trong não sau khi nạp Kiến thức, thông tin bên ngoài. Bằng những kinh nghiệm, trải nghiệm, năng lực tiếp thu, nhân sinh quan của mỗi người sẽ xử lý lượng kiến thức nạp vào để thành tri thức riêng.

Kiến thức là của nhân loại, kiến thức nếu không được hiểu sâu, không được thực hành thực tế thì cũng chỉ là kiến thức của nhân loại, của người khác.

Vậy nên, tiếp thu kiến thức và dùng những trải nghiệm riêng để biến kiến thức chung đó theo cách riêng của bạn, được gọi là tri thức.


Vậy câu trả lời của mình là "Tri thức là của mình". Còn bạn thì sao?


Dù bạn làm lĩnh vực gì đi chăng nữa, bạn phải luôn nâng cấp bản thân hôm nay tốt hơn hôm qua, luôn là một forward-thinker (người có tư duy cầu tiến), mưu cầu tri thức.



Mục đích mình nói ngoài lề ở trên, ý nói là không nên chủ quan tri thức hiện tại, luôn học hỏi liên tục, dù tri thức bạn đã biết ở thời điểm quá khứ, nhưng tại thời điểm này khi bạn học lại, nghiên cứu lại sẽ hiểu theo một cách khác có thể sâu hơn.


Ví dụ như khóa học này, bạn là Co-founder, Product manager hay vị trí nào liên quan đến việc tạo sản phẩm thì bạn đều biết tư duy Agile trong phát triển phần mềm, digital product. Vậy tư duy Agile (đa số thường hiểu là khung làm việc, nhưng mình thích nghĩ Agile là một tư duy) trong lập kế hoạch phát triển sản phẩm như thế nào?


OK, giờ mình bắt đầu vào nội dung chính "Recap khóa học Agile Product Planning" nha.


Mình hoàn thành khóa học này trên Udemy với tổng thời lượng của khóa học 1 giờ.

Người dạy là cô Aditi Agarwal, cô có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Công nghệ thông tin, là chuyên gia về Agile thinking, Lean thinking, Scum master,...

Các bạn có thể xem chi tiết về cô ở website cá nhân Aditi Agarrwal


Khóa học này giúp bạn lên kế hoạch phát triển sản phẩm theo tư duy Agile. Nếu bạn là Product manager, bạn sẽ quen thuộc với nội dung chi tiết mà mình sẽ viết ở phần dưới.


Tại sao mình lại đăng ký học khóa này?


Lý do thứ nhất nói ở trên rồi nha.

Giờ mình nói lý do khác nữa nè,

Là vì chúng ta đang sống trong thế giới mà mọi thứ luôn biến động, không chắc chắn một cách phức tạpmơ hồ, không rõ ràng (hay còn được gọi là VUCA, google VUCA là gì nếu bạn chưa biết heng). Hiểu nhanh là "Vô thường" á.

Ví dụ gần nhất cho VUCA là đợt dịch Covid vừa rồi.

Cho nên, chúng ta phải luôn linh hoạt, thích nghi với thế giới VUCA này để tồn tại và phát triển. Linh hoạt, thích nghi, nhanh nhẹn chính là tư duy Agile. Ví dụ Scrum là một trong các ứng dụng của Agile.


Sau khi hoàn thành khóa học Agile Product Planning, bạn sẽ hiểu được:


Cách vẽ chân dung người dùng của bạn (User personas) dùng cho product. Tức là sản phẩm này làm cho ai, họ đang gặp vấn đề gì, mục tiêu của họ là gì,...


Tiếp theo, bạn sẽ hiểu về cách lập bản đồ trải nghiệm khách hàng "Customer Journey mapping". Bản đồ này giúp bạn hiểu chi tiết về người dùng tương tác thế nào trên sản phẩm của bạn, họ mong muốn điều gì, các điểm chạm trên sản phẩm bạn ở đâu, cảm xúc của họ từng điểm chạm là gì. Sau khi vẽ được bản đồ trải nghiệm khách hàng, bạn sẽ thấy được các điểm chạm có cảm xúc tệ, hay được gọi là Pain Point (điểm đau khách hàng). Biết điểm đau rồi thì bắt đầu lên kế hoạch giải quyết điểm đầu này thôi.


Tiếp nữa, bạn sẽ học về OKRs, là viết tắt 3 từ Object - Key Results, tức là thực hiện các mục tiêu bằng các kết quả chính, muốn đạt được mục tiêu A thì phải đạt được các kết quả 1, kết quả 2, kết quả 3. OKRs minh bạch, công khai giúp các stackeholder cùng nhau hiểu mục tiêu và bám sát thực hiện một cách nhanh nhẹn (agile) để release từng sản phẩm nhỏ (hay là tính năng).

OKRs phải có 01 mục tiêu rõ ràng với tối đa từ 2 đến 5 kết quả chính cần đạt dễ nhớ, ngắn gọn, có thể đo lượng được trong 1 deadline nhất định.


Sau đó, bạn sẽ học về tầm nhìn của sản phẩm (Product vision). Hiểu đơn giản tầm nhìn sản phẩm là bạn muốn trong tương lai người dùng (khách hàng) sẽ nói gì, thế nào về sản phẩm của bạn.

Ông Jeff Bezos có câu nói về tâm nhìn "Be stubborn on vision, but flexible on details", tạm hiểu là bạn phải kiên định với tầm nhìn nhưng linh hoạt về chi tiết, đại loại kiểu think big, start small ấy.

Ở bài này sẽ giúp bạn cách viết tầm nhìn sản phẩm ngắn gọn, hiệu quả. Bạn có thể google search với keyword là "product vision by Moore"


Qua bài tiếp theo, học về Product Roadmap (Lộ trình sản phẩm), đây là phần khá quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm. Product roadmap không phải là một kế hoạch chi tiết, nó là một bản đồ mà doanh nghiệp, hay product manager và các stakeholder nhìn vào và hiểu được các mục tiêu, cột mốc release các PI (product Increment - Phần tăng trưởng sản phẩm). Product roadmap phải gắn liền với kế hoạch cấp cao hơn là OKRs ở bài trước, và Product vision.

Trong product roadmap đảm bảo các tiêu chí:

  • Bám sát tầm nhìn sản phẩm (Product vision)

  • Bám sát OKRs của Công ty. Ví dụ cột mốc 1, tương ứng với Key results nào trong mục tiêu của Công ty.

  • Định nghĩa các key metrics (Các chỉ số đo lường thành công)

  • Các milestone, kèm theo thời gian.

  • Cuối cùng, danh sách tính năng cho mỗi milestone


Product backlog là bài tiếp theo.

Product backlog là danh sách các hạng mục công việc (hay là các Epic) được liệt kê và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Product backlog phải gắn kết với Product roadmap.

Ở bài này giúp bạn hiểu về cấu trúc của Product backlog là gì? Viết Epic, viết user stories thế nào? Ngoài ra bài này còn giới thiệu cách viết user stories hiệu quả bằng phương pháp INVEST (bạn xem thêm trên google nha) hoặc sử dụng user story mapping.

User story mapping là bản đồ câu chuyện người dùng, giúp bạn nhìn tổng quát những nhiệm vụ mà mình sẽ thực thi, cũng như chọn danh sách tính năng ưu tiên, tạo từng product backlog items. User story mapping gồm các phần chính: Epic (là 1 câu chuyện lớn - ví dụ thanh toán online), step by step (các bước chính, hành trình của user thao tác thanh toán online là gì), stories/ features (câu chuyện nhỏ hoặc tính năng). Sau khi phác thảo tất cả tính năng, bạn sẽ kéo những tính năng nào vào giai đoạn release 1, 2, 3 theo thứ tự ưu tiên bám sát product roadmap.


Cuối cùng học về Product canvas, business model canvas. Trong bài này bạn sẽ học product canvas, business model canvas, đại loại nó là một phác thảo tổng thể về kế hoạch sản phẩm trên một trang giấy, dễ hiểu, trực quan.

Business model canvas và product canvas mình sẽ viết ở một bài khác chi tiết hơn, có thêm phần Lean canvas, problem-solution canvas,...


Khi hoàn thành các video bài học, bạn sẽ có bài tập cuối khóa và bài kiểm tra.

Hoàn thành khóa học sẽ có chứng chỉ như bên dưới đây, kèm theo đường link chứng chỉ.

Đây không phải bài PR hay bán khóa học (hay là affiliate marketing) đâu nha. Mình có thói quen recap lại những gì đã học hoặc đọc sách. Do mình đang tập viết và muốn chia sẻ qua website này, nên mình mới có bài viết recap này.

Trong link này có thông tin khóa học này, bạn quan tâm thì đăng ký học nhé.


Tái bút: Bài viết được viết qua sự trải nghiệm, quan điểm, góc nhìn cá nhân, tổng hợp kiến thức có dẫn nguồn, kiến thức mỗi người luôn có những giới hạn nhất định. Vì thế, bài viết có thể còn hạn chế trong khuôn khổ hiểu biết, trải nghiệm cá nhân và có thể không phù hợp với các góc nhìn của một nhóm người đọc. Rất mong, các bạn đọc hãy tiếp thu một cách có chọn lọc và xem đây là một góc nhìn khác trong hành trình thu thập thông tin, kiến thức. 
Cuối cùng, trên tinh thần chia sẻ là một phương pháp học hiệu, như slogan website này - Learning by sharing, rất mong nhận được sự góp ý của quý bạn đọc để mình cải thiện và trau dồi thêm, cũng như thêm góc nhìn.
Xin cảm ơn quý bạn đọc!




175 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page