top of page
Ảnh của tác giảNghiem Quoc Luu

Tự học hiệu quả theo cách của bạn - Phần 2

Đã cập nhật: 3 thg 1

Nếu bạn đã đọc phần 1, thì bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi "Tự học là gì?, "Tại sao nên tự học?".

Nếu chưa, bạn có thể đọc Phần 1 ở đây.


Ở phần 2, mình sẽ tiếp tục với hai câu hỏi khác. Cần chuẩn bị những gì để bắt tay vào tự học? Và, tự học qua những nguồn, kênh nào?


Thường thì khi làm việc gì đó, chúng ta thường có bước chuẩn bị, chuẩn bị để bạn chủ động và thực thi hiệu quả hơn. Tự học cũng vậy, bạn cần chuẩn bị.


Cần chuẩn bị những gì để bắt tay vào tự học?


Định nghĩa đầu ra, mục tiêu.

Đặt mục tiêu có kiểm soát, giúp bạn đi đúng lộ trình, không lan mang. Bởi vì kiến thức vô vàn, có thể khiến bạn bị "nghiện" vì bạn đi quá xa một chủ đề. Đi quá xa một chủ đề là tốt, nhưng phải có điểm dừng, bởi vì chúng ta giải quyết nhu cầu, vấn đề có phụ thuộc vào "biến thời gian".

Cho nên, khi bắt đầu vào tự học, bản thân nên đưa ra một số mục tiêu, cột mốc từ nhỏ đến lớn.

Ví dụ:

Mục tiêu lớn là: Chuyển vị trí công việc sang Product management.

Các mục tiêu nhỏ:

- Hiểu Product management là gì, làm ở đâu, mức lương thế nào, có mấy vị trí cho mảng này, nhu cầu cho vị trí này cao không?

- Lộ trình học Product management thế nào? Trong bao lâu.

Các mục tiêu này có kèm theo deadline nữa nha.

Đó, ví dụ hồi mình bắt đầu tự học Product management thì mình sẽ định nghĩa các mục tiêu vậy á.


Các kỹ năng, tư duy cần chuẩn bị.

Nhắc lại, một người tự học là một người có tư duy độc lập và đọc có chọn lọc, nên mỗi người sẽ có những cách làm khác nhau. Mình chỉ chia sẻ theo góc nhìn của bản thân, khi bạn đọc giúp được gì cho bạn thì mình rất vui, nếu chưa phụ hợp bạn lại đi tổng hợp nhiều góc nhìn khác để tăng thêm độ rộng góc nhìn heng.

Vậy để tự học hiệu quả, bạn cần chuẩn bị những kỹ năng gì và tư duy nào?

Đầu tiên là "First Principle Thinking", tạm dịch là "nguyên lý cơ bản", hoặc "Tư duy nguyên bản".

Tư duy này giúp bạn chia nhỏ vấn đề lớn, từ đó giúp bạn hiểu đến tận gốc rễ của vấn đề. Elon Musk là điển hình về case study ứng dụng tư duy này.

Để thực hiện tư duy này có nhiều cách, điển hình như đặt câu hỏi 5-WHYs,...Các bạn google để hiểu thêm về First Principle Thinking nhé.


Sở dĩ mình nghĩ nên chuẩn bị tư duy này, vì trong quá trình tự học, bạn tự đặt câu hỏi liên tục, thì bạn càng đến gần chân lý, gốc rễ của chủ đề, kiến thức.

Mình lại lấy ví dụ về việc tự học Product management, thì mình sẽ đặt hàng loạt câu hỏi.

Product là gì, management là gì. Rồi management cái product này là làm gì.

Tại sao phải management cái product này,...

Khi mình đặt hàng loạt những câu hỏi này, thì nó giúp mình khám phá những bài viết cơ bản nhất về chủ đề này từ các chuyên gia trong mảng này chia sẻ trên gooogle, mạng xã hội.


Tiếp theo, là kỹ năng ghi chép.

Với mình, ghi chép cực kì quan trọng. Bởi vì, khi bạn học một chủ đề mới, bạn chỉ nghe thì bạn sẽ hiểu ngay lúc đó, nhưng sau khi kết thúc buổi học đó, khả năng đọng lại kiến thức rất thấp. Cho nên lúc nào cũng ghi chép lại, ghi chép giống như bạn đang tập trung nhớ lại kiến thức bằng cách kết hợp tay, não, mắt, tai vào cùng một lúc.

Bạn ghi xuống, ghi ra thì bạn mới thấy tổng quan được, giúp bạn phân nhóm, kết nối kiến thức lại với nhau.

Mình thường kết hợp 2 phương pháp để ghi chép và cá nhân mình thấy cực kì hiệu quả. Đó là: Brainstorm và mindmap.

Brainstorm được hiểu trong phạm vi áp dụng cho việc tự học này nha, nó có nghĩa là bạn sẽ ghi ra những gì bạn xem là keyword, mấu chốt, hoặc từ những keyword đó bạn triển khai ra các keyword liên quan, theo cách của bạn. Ghi ngắn gọn một từ, hoặc một cụm từ ra tờ giấy, để bạn quan sát.

Bạn tìm hiểu sâu hơn về Brainstorm heng (có thể dịch là động não á)


Sau khi brainstorm rồi, hiểu những gì viết ra rồi, thì bạn hệ thống, kết nối lại thành một ý tưởng, một sơ đồ tư duy riêng cho bạn. Sử dụng phương pháp mindmap.


Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu nhiều cách ghi chép (tiếng anh là Note taking) trên google nha. Trên tinh thần tự học là phải khám phá nhiều nguồn (như đã đề cập xuyên suốt các bài viết chủ đề này)


Kỹ năng trình bày, kỹ năng kể chuyện.

Tại sao, mình thêm kỹ năng này vào đây. Bởi vì ở phần 3 của chuỗi bài viết này sẽ nói sâu về "Tự học như thế nào?" có nội dung về cách Trình bày kiến thức đã học.

Có nhiều cách trình bày mà mỗi người có mỗi cách riêng, nên nếu bạn chưa có cách riêng thì nên trang bị. Vì trình bày những gì đã học, giúp bạn kiểm tra "tính hiệu quả của việc tự học".

Khi bạn trình bày về kiến thức bạn đã tự học một cách trơn tru mà người nghe dễ hiểu thì bạn đã thành công trong việc tự học.

OK, tương tự như các kỹ năng kia, mình cũng khuyến khích bạn lên google tìm hiểu heng.


Kỹ năng đọc sách

Trong quá trình tự học, không thể thiếu việc đọc sách. Sách về chủ đề, chuyên ngành bạn đọc là nguồn kiến thức có hệ thống, giúp bạn hiểu lộ trình học của chủ đề nào đó. Cho nên, bạn phải trang bị kỹ năng đọc sách.

Bạn có thể đọc thêm về cách đọc sách của mình ở đây nha.


Cuối cùng, bạn trang bị thêm kiến thức về "Cơ chế tập trung" và "Cơ chế phân tán" trong quá trình tự học. Hiểu đơn giản, khi tập trung học chủ đề, bài học nào đó, bạn phải thả lỏng não. Lúc thả lỏng có thể giúp bạn gỡ những nút thắt trong lúc tập trung, hoặc giúp bạn kết nối một cách ngẫu nhiên những gì đã học.


Công cụ chuẩn bị để bắt tay vào tự học

  • Sổ, giấy, viết, bảng trắng,...: Nói chung là những thứ giúp bạn ghi chép, phác thảo, brainstorm các ý tưởng, kyeword.

  • Notion.so: Cũng là công cụ để ghi chép, nhưng nó được sử dụng cho nhiều mục đích. Bạn có thể ghi chép những gì muốn ghi, bạn cũng có thể lưu trữ kiến thức ở đây, bạn cũng có thể lên kế hoạch học tập trên đây. Nói chung, bạn tìm hiểu thêm về Notion (nếu chưa biết). Cá nhân mình dùng rất hiệu quả nha. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ, hoặc tạo portforlio để chia sẻ những gì bạn đã tự học.

  • Gitmind.com: Là công cụ vẽ sơ đồ tư duy, có nhiều công cụ nha. Bạn dùng cái nào tiện nhất cho bạn là được, mình khoái dùng thằng gitmind này hơn.

Tự học qua những nguồn, kênh nào?


Chuẩn bị xong rồi, tiếp theo mình chia sẻ các nguồn để tự học hiệu quả.

Như mình có chia sẻ ở phần 1 ở mục Tại sao nên tự học? Có một lý do liên quan đến việc bạn tổng hợp từ nhiều nguồn, nên tự học giúp bạn sáng tạo, tư duy độc lập là vậy.

8 nguồn giúp bạn tự học hiệu quả. 1/ Google, không thể không có nó rồi. Tuy nhiên mình gợi ý thêm vài mẹo sử dụng google.

- Chọn đúng keyword bạn muốn tìm hiểu.

- Trước tiên xem bài viết, nhấp qua xem hình ảnh để trực quan và hình dung trước nội dụng.

- Nếu bạn muốn tìm chính xác keyword thì dùng 2 dấu ngoặc kép đóng lại từ khóa, vì thuật toán google quy định cấu trúc 2 dấu ngoặc kép là tìm tuyệt đối. Ví dụ "product management" thì kết quả trả về sẽ hiển thị những bài viết nào có đầy đủ 2 từ trong ngoặc đó.

- Nếu kiến thức học thuật, bạn nên sử dụng thêm https://scholar.google.com/

2/ Tìm kiếm các khóa học MOOC's hoặc youtube, ví dụ coursera, udemy,...Hoặc các nền tảng khóa học ở Việt Nam, điều này giúp bạn hiểu lộ trình học của chuyên môn mới thế nào.

3/ Qua các diễn đàn chất lượng (tùy vào mỗi ngành nghề, chuyên môn, mình đề xuất những diễn đàn chung và phổ biến: Quora, medium, substack, reddit, Linkedin, stackoverflow (nếu học IT), behance, dribbble (cho designer).

4/ Qua các blog cá nhân của chuyên gia.

5/ Follow các tài khoản mạng xã hội của các chuyên gia như facebook, linkedin, youtube, tiktok, twitter,...

6/ Tham gia vào các nhóm chuyên môn chất lượng trên facebook. Cái này cực kì hiệu quả nha, vì bạn tiếp cận kiến thức thực tế từ các chuyên gia hoặc từ những câu hỏi mà bản thân cũng muốn hỏi. Một thói quen, mình hay dùng đó là đọc bình luận, kiến thức có thể nằm trong bình luận từ những đàn anh, chuyên gia.

7/ Qua sách. Mua sách về đọc nha.

8/ Chủ động kết nối với các đàn anh, chuyên gia để học hỏi.


Hết phần 2.

Đọc tiếp Phần 3.


Tái bút: Bài viết được viết qua sự trải nghiệm, quan điểm, góc nhìn cá nhân, tổng hợp kiến thức có dẫn nguồn. Kiến thức mỗi người luôn có những giới hạn nhất định, vì vậy bài viết có thể còn hạn chế trong khuôn khổ hiểu biết, trải nghiệm cá nhân và có thể không phù hợp với các góc nhìn của một nhóm người đọc. Rất mong, các bạn đọc hãy tiếp thu một cách có chọn lọc và xem đây là một góc nhìn khác trong hành trình thu thập thông tin, kiến thức. 
Cuối cùng, trên tinh thần chia sẻ là một phương pháp học hiệu, như slogan website này - Learning by sharing, rất mong nhận được sự góp ý của quý bạn đọc để mình cải thiện và trau dồi thêm, cũng như thêm góc nhìn.Các bạn có thể chat với mình trên website này để góp ý.
Xin cảm ơn quý bạn đọc!






26 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commentaires


bottom of page