Product requirement document (PRD) tạm dịch là Tài liệu yêu cầu của sản phẩm. Tuy nhiên xuyên suốt bài viết, mình dùng từ gốc tiếng anh của nó và dùng chữ viết tắt PRD để giữ đủ nghĩa.
Tại sao PRD quan trọng và làm thế nào để viết PRD đầy đủ thông tin?
Bạn là Product manager (Quản lý Sản phẩm) hay bạn là người có nhiệm vụ liên quan đến viết tài liệu phát triển sản phẩm, thì bài viết này dành cho bạn.
Product Requirement Document (PRD) là gì?
Là tài liệu tổng hợp thông tin để giao tiếp giữa các bộ phận "Phát triển sản phẩm - Development", "Kiểm thử - Testing", và "Thiết kế - Design" trong quá trình phát triển sản phẩm. PRD phải đầy đủ thông tin rõ ràng ngay từ đầu, từ mục tiêu cho đến ra mắt sản phẩm, cũng như các chỉ số/ số liệu đánh giá thành công.
PRD thành công có 5 mục như sau:
Purpose/ Goals: Mô tả mục tiêu, mục đích
Features: Các tính năng, nhóm tính năng
UX Flow & Design: Giao diện hoàn thiện của sản phẩm và luồng xử lý trên sản phẩm
System requirements: Yêu cầu về hệ thống
Release Criteria: Định nghĩa từng giai đoạn ra mắt sản phẩm
Timeline
Analytics
Purpose/Goals - Mục tiêu
Mục tiêu phát triển sản phẩm của bạn là gì và đang giải quyết vấn đề, nỗi đau gì và cho ai.
Sản phẩm này giải quyết vấn đề gì? Ai sẽ sử dụng sản phẩm này? Ai là người mua (trả tiền) cho sản phẩm này? Tại sao sản phẩm này quan trọng? (Tại sao khách hàng phải chọn bạn mà không chọn ai khác?)
Features - Các tính năng
Mỗi tính năng bao gồm: mục tiêu, mô tả chi tiết, yêu cầu của tính năng là gì, luồng người dùng (user flow), mức độ quan trọng của tính năng, tiêu chí release, và sử dụng trong trường hợp nào.
UX Flow & Design - Luồng trải nghiệm người dùng và bản thiết kế.
Luồng trải nghiệm người dùng và bản thiết kế chi tiết giúp PRD của bạn rõ ràng và giao tiếp hiệu quả hơn với các bộ phận khác nhau, giúp mô tả tính năng dễ hiểu, trực quan hơn.
System requirement - Yêu cầu hệ thống
Yêu cầu hệ thống: Phần này, bạn nên mô tả hành vi và tính năng của một phần mềm hoặc hệ thống.
Release Criteria - Tiêu chí ra mắt (phát hành)
Tiêu chí phát hành: Mục tiêu phát hành. Ví dụ, dễ hiểu, có thể đạt được hoặc có thể đo lường được.
Tính năng: Đảm bảo dễ sử dụng. Độ tin cậy: Đảm bảo khi có lỗi, sự cố, khắc phục nhanh. Hiệu suất: Đặt mục tiêu để đo lường hiệu suất sản phẩm, ví dụ như tốc độ
Timeline - Quản lý tiến độ
Chi tiết kế hoạch hoàn thiện, ra mắt các tính năng theo các mốc thời gian rõ ràng. Ví dụ, Tháng 7, ra mắt phiên bản android.
Analytics - Phân tích:
Bạn sẽ đo lường mức độ thành công của các tính năng như thế nào? Tạo kịch bản để hiểu hành vi của khách hàng.
Tần suất sử dụng trên mỗi tính năng thế nào? Tính năng nào sử dụng nhiều nhất, tính năng nào sử dụng ít nhất, tới bước nào thì user thoát ra,...
LƯU Ý QUAN TRỌNG VỀ PRD
PRD không phải viết 1 lần duy nhất và kết thúc. PRD không bao giờ hoàn chỉnh, bởi vì sản phẩm luôn tiến hóa thay đổi theo câu chuyện người dùng từ lúc ra mắt, đo lường và cập nhật liên tục. Bạn phải luôn theo dõi, và cập nhật liên tục PRD.
Nhắc lại, PRD quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm vì nó là phương tiên giao tiếp chung giữa các bộ phận tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm. Các bộ phận cùng làm việc trên PRD và đảm bảo thông tin được đồng bộ.
Tham khảo bài viết gốc trên medium: Click xem
Xem thêm:
Tái bút: Bài viết được viết qua sự trải nghiệm, quan điểm, góc nhìn cá nhân, tổng hợp kiến thức có dẫn nguồn, kiến thức luôn có những giới hạn nhất định. Vì thế, bài viết có thể còn hạn chế trong khuôn khổ hiểu biết, trải nghiệm cá nhân và có thể không phù hợp với các góc nhìn của một nhóm người đọc. Rất mong, các bạn đọc hãy tiếp thu một cách có chọn lọc và xem đây là một góc nhìn khác trong việc thu thập thông tin, kiến thức.
Cuối cùng, trên tinh thần chia sẻ là một phương pháp học hiệu quả, rất mong nhận được sự góp ý của quý bạn đọc để mình cải thiện và trau dồi thêm.
Cảm ơn quý bạn đọc!
Comments