top of page

Rất vui được làm quen với bạn!

CÙNG NHAU TIẾN BỘ

Tâm thế chung

  • Mỗi người có một ID duy nhất, và hoàn toàn khác nhau về hoàn cảnh, điểm xuất phát, năng lực tiếp thu, quan sát, sở thích, nhận thức, mục tiêu....và chúng ta sinh ra vốn dĩ là một bản thể duy nhất không giống ai, nên hệ quy chiếu, quan điểm sẽ rất riêng. Vì thế khi chúng ta tiếp cận thông tin, kiến thức thì đừng vội phán xét khi chưa có đủ quan sát, đủ dữ liệu, tránh rơi vào "thiên kiến xác nhận". 

  • Tự trải nghiệm - Tự nhận thức - Tự điều chỉnh.

  • Kiến thức là của nhân loại, tri thức mới là của mỗi người. Sau khi tiếp nhận kiến thức nhận loại, mỗi người sử dụng kinh nghiệm, trải nghiệm, năng lực khác nhau để xử lý kiến thức chung thành tri thức riêng của bản thân.

  • Đừng để những hiểu biết của bạn hạn chế tầm nhìn của bạn. Biết những gì bản thân không biết mới là hiểu biết (biết điểm mù của bản thân) 

Tâm thế của bạn đọc

NÊN 

#1 - Xem tất cả mọi thông tin, bài viết, kiến thức như là một dữ liệu để bạn tham khảo, nhập liệu và xử lý riêng theo hiểu biết của bạn.

#2 - Luôn trong tâm thế học có kiểm chứng (Validate Learning). Bởi vì tất cả những gì bạn tiếp cận được đều là kiến thức của nhân loại, sau khi dùng những trải nghiệm, ứng dụng kiến thức tiếp cận được thì những kiến thức đó mới trở thành tri thức riêng của bạn, với cách hiểu, cách ứng dụng phù hợp với ngữ cảnh của bạn. 

#3 - Tư duy đa chiều.

#4 -Nếu chia sẻ bất kỳ bài viết trên blog này, vui lòng chia sẻ đầy đủ, chính xác bài viết gốc, tránh cắt khúc thiếu thông tin, gây nhầm lẫn và không đúng ý truyền tải của chủ blog.

#5 - Nên phản hồi, góp ý với chủ blog nếu có bất kỳ thông tin, kiến thức sai lệch. Mình luôn trong tâm thế chủ động học hỏi, cải thiện để tốt hơn, nên rất mong quý bạn đọc góp ý, chia sẻ để mình chỉnh chu hơn. Rất hạnh phúc nếu được học hỏi từ mọi người.

KHÔNG NÊN

#1 - Không nên xem bất kỳ bài viết nào trên blog này là lời khuyên. Những bài viết chỉ mang tâm thế "số hóa" hành trình cá nhân, số hóa "tri thức" cá nhân để cung cấp thêm vào dữ liệu "nhân loại" giúp thêm góc nhìn cho bạn đọc. 

#2 - Luôn trong tâm thế học có kiểm chứng (Validate Learning). Bởi vì tất cả những gì bạn tiếp cận được đều là kiến thức của nhân loại, sau khi dùng những trải nghiệm, ứng dụng kiến thức tiếp cận được thì những kiến thức đó mới trở thành tri thức riêng của bạn, với cách hiểu, cách ứng dụng phù hợp với ngữ cảnh của bạn. 

#3 - Không nên phán xét, nếu bạn chưa có đủ dữ liệu về vấn đề, nội dung đang phán xét.

Tâm thế của mình

TẠI SAO WEB NÀY TỒN TẠI.

- Cải thiện điểm yếu về kỹ năng Viết của mình (đây là phần trong kỹ năng giao tiếp, giao tiếp bằng hình thức viết). Mình luôn "không ngừng" đi tìm điểm mù của bản thân và cải thiện- nâng cấp bản thân, bởi vì tất cả những gì chúng ta biết chỉ là giọt nước trong đại dương mênh mông. Và luôn đặt thử thách và vượt qua thử thách để "Mỗi ngày là một better me", và viết blog là thử thách mới của mình, cùng với podcast để cải thiện kỹ năng trình bày trước công chúng, vì đây cũng là điểm yếu của bản thân.

- Số hóa "hành trình trải nghiệm" của bản thân, số hóa "tri thức cá nhân" để đóng góp vào kho kiến thức chung nhân loại. Mình luôn nghĩ tất cả mọi thứ xảy ra, trải nghiệm đều là "dữ liệu" có giá trị, nếu như chúng ta biết đo lường, phân tích đánh giá và kết nối thành dữ liệu riêng của bản thân (mình gọi là tri thứ).

- Chia sẻ là một phương pháp học hiệu quả, chia sẻ giúp mình chứng thực kiến thức, chia sẻ là dám ứng dụng những gì nghiên cứu, chia sẻ giúp mình hệ thống lại tri thức ở tại thời điểm cụ thể, để sau này nhìn lại thấy những khiếm khuyết kiến thức.

- Viết và chia sẻ công khai giúp mình thay đổi nhiều hơn. Vượt qua nỗi sợ chia sẻ, khi viết một chủ đề giúp mình nghiêm túc tìm hiểu, và bổ sung thêm rất nhiều góc nhìn mới cho bản thân.

Tâm thế của mình tóm gọn lại hai từ "hành động". Khi hành động bạn sẽ có động lực, biết điểm mù bản thân, và có dữ liệu để bạn phân tích để làm tốt hơn ở bước tiếp theo.

Mình có đọc ở đâu đó một câu rất phù hợp quan điểm của mình, nhưng không nhớ rõ nguồn và chi tiết nội dung. Nhưng na ná là  "Tôi có thể sửa bất kỳ bài văn nào thành bài văn hay, nhưng trang giấy trắng thì tôi không thể". Tức là, bạn phải hành động, phải làm thì mới cải thiện được những sai lầm, sai lầm là một loại dữ liệu cực kì hữu ích.

Muốn trúng số thì phải mua vé số. Muốn khởi nghiệp thành công thì khởi nghiệp. 

Không ai sinh ra lớn ngay liền được, trước khi trở thành chuyên gia thì họ cũng từng là một người mới, hành động giúp mình đi sâu vào bên trong hơn. 

Muốn bước qua giai đoạn khó khăn, thì việc đầu tiên là BƯỚC.

CÓ GÌ TRONG WEB NÀY

Trang web có những mảng nội dung sau:

- Chia sẻ về kiến thức, trải nghiệm liên quan đến Product Management gồm nhiều nhánh nhỏ như: Product vision, Product strategy, Product mindset, Tech for Product, Product design, Product launching,.....

- Chia sẻ về kiến thức, trải nghiệm về khởi nghiệp của bản thân: Chia sẻ phạm vi giai đoạn đầu (Forming) của startup (build MVP), những trải nghiệm về tìm cơ hội thị trường, ý tưởng cho đến giải pháp, go-to-market, pitching, tài chính cơ bản cho co-founder.

- Chia sẻ liên quan đến đổi mới sáng tạo, chuyển đối số, các framework, kỹ năng cứng, mềm và các tư duy mới.

- Viết tự do những gì muốn viết về nghề nghiệp, về cuộc sống trong phạm vi nhân sinh quan của mình.

Cùng nhau tiến bộ

Để tiến bộ chúng ta phải tương tác, phản hồi, tranh luận với nhau. Phần này mình chia sẻ về quan điểm tranh luận của mình. 

#1 - Tranh luận có mục tiêu rõ ràng.

Tranh luận điều này để làm gì?

#2 - Tranh luận có phạm vi, tránh cắt cúp nội dung, tránh đi xa nội dung để xao nhãng và đi vào "lối nhỏ ngụy biện".

Đặt phạm vi để tranh luận để không tốn thời gian của người tranh luận và đi thẳng vào bản chất vấn đề cần tranh luận. 

Heroin là một ví dụ, chỉ được sử dụng trong phạm vi cho phép sử dụng đó là y học, giúp giảm đau. Nếu vượt ra ngoài phạm vi thì vi phạm Pháp Luật. 

 

Cùng một giải pháp, nhưng áp dụng ra ngoài phạm vi thì sẽ vô nghĩa.
 

#3 - Tranh luận có yếu tố tính thời điểm và ngữ cảnh.

n Nội dung tranh luận đó ở thời điểm nào, hoặc nguồn tài liệu tranh luận đó ở năm nào, nó thay đổi với ngữ cảnh hiện tại không.

Ngữ cảnh nghĩa là phải đưa nhau về cùng hệ số để cùng nhìn vấn đề, vì mỗi người có những trải nghiệm rất riêng. Mình tạm gọi là trước khi tranh luận phải "Quy đồng mẫu số để đưa về cùng mẫu".
 

#4 - Tranh luận với cái gì (WHAT), chứ đừng tranh luận với ai (WHO).

Nếu các bên tham gia tranh luận đề cùng nhìn vào WHAT, thì WHAT là đối thủ của các bên. Nghĩa là chúng ta cùng nhau tranh luận tính đúng sai của sự vật, sự việc. Chứ không đúng sai với ai. Tương tác giữa người với nội dung tranh luận, thì chúng ta sẽ cùng thắng.

Nếu chúng ta chọn tranh luận với ai (WHO) thì dễ mắc vào bẫy cái tôi, bẫy cảm tính, bẫy thắng thua.

Nếu bạn tập trung vào người bạn tranh luận, bạn sẽ có hai hướng tư duy:

- Họ (người tranh luận với bạn) có background khủng, học hàm học vị khủng, kinh nghiệm khủng thì mắc sẽ mắc vào tâm lý tự ti. Mọi quan điểm dễ bị ảnh hưởng tâm lý "Ừ, người ta học như vậy, nên nói cũng đúng", từ đó sẽ làm bạn mất đi tư duy độc lập.

- Bạn có background khủng, học hàm học vị khủng, kinh nghiệm khủng thì dễ mắc vào tự phụ, ảo tưởng,..Kiểu như "Ê, mày còn non lắm, ê tao có 20 năm làm cái này nên không thể sai được". Tức là bạn sẽ bị tính ì tâm lý hạn chế tầm nhìn bạn.

#5 - Tư duy đa chiều để tranh luận

Tư du đa chiều giúp mình không cảm tính một cách thái quá, giúp bản thân biết điểm mù khi tranh luận.

Mình luôn nghĩ "Không phải cái gì mình không biết, không làm được thì người ta cũng không biết, không làm được"

#6 - Khi bị cảm tính chen vào thì cái tôi vực dậy, cái tôi vực dậy sẽ chiếm bộ phần lớn bộ não của bạn, lúc này chúng ta đang "cãi nhau", chứ không phải "tranh luận".

Khi tranh luận, hoặc trong cuộc họp thì mình sử dụng não trái nhiều hơn não phải.

Kết nối với mình nha!

Cùng nhau kết nối - Cùng nhau tiến bộ

Nhấp vào nut màu cam "Cùng trò chuyện nào" để chat với mình nhé.

bottom of page