top of page
Ảnh của tác giảNghiem Quoc Luu

Làm thế nào để ngừng lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn.

Vài ngày nay mình cũng định viết một bài viết với chủ đề tương tự như bài viết này thì vô tình đọc được bài này trên trang Harvard Business Review. (Link bài gốc mình để dưới cuối bài viết này).

Bài viết này dựa vào nội dung của bài viết gốc của hrb.org

Ngoài lề tí về từ FEAR (sợ), mình có đọc của zig ziglar.

Câu gốc: “F-E-A-R has two meanings: 'Forget Everything And Run' or 'Face Everything And Rise. ' The choice is yours.”

Tạm hiểu: Nỗi sợ có 2 cách hiểu: "Quên đi/ bỏ qua mọi thứ và trốn tránh" hoặc "Đối mặt mọi thứ và tiến lên". Quyết định thuộc về bạn.


Nỗi sợ có thể ngăn cản bạn đạt mục tiêu, cụ thể hơn là nỗi sợ người khác nghĩ về bạn.


Bạn muốn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình và đạt được thành tích cao, nhưng bạn bị hạn chế vì sợ nhận xét của người khác.


Hãy tưởng tượng trong một lần bạn cảm thấy rất lo lắng - ví dụ như khi phải phát biểu trước đám đông, giơ tay trong một cuộc họp lớn, hay thậm chí chỉ đi qua một phòng đầy người lạ. Lý do mà bạn cảm thấy tự ti, sợ hãi và căng thẳng là vì bạn lo lắng về sự phản đối hay nói cách khác là quan điểm trái chiều của người khác.


Ví dụ thêm,

Ví dụ đầu tiên có thể là một người tham gia một cuộc thảo luận về một chủ đề quan trọng. Bạn có ý kiến ​​riêng về vấn đề này, nhưng lại sợ rằng nó không phù hợp với ý kiến ​​của những người khác. Chỉ vì lo lắng về ý kiến ​​của người khác, bạn sẽ không nói lên quan điểm của mình, gây hại cho năng lực của bạn trong việc thảo luận với người khác.


Ví dụ thứ hai có thể là một người đi phỏng vấn việc làm. Bạn có đầy đủ kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết, nhưng bạn lại lo lắng rằng sẽ không được chấp nhận vì bạn không đáp ứng được một số tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng. Chỉ vì lo lắng về ý kiến ​​của người khác, bạn sẽ không tự tin thể hiện bản thân và có thể bỏ lỡ cơ hội việc làm tuyệt vời.


Sợ nhận xét của người khác, hay FOPO (Fear of Other People's Opinion) như tôi thương gọi, đã trở thành một cơn ác mộng không hợp lý và không hiệu quả trong thế giới hiện đại, nó tác động tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình vượt xa khả năng của bạn.

Nếu bạn bắt đầu ít nhìn nhận về những gì tạo nên bản thân bạn như: tài năng, niềm tin và giá trị và bắt đầu tuân thủ những gì người khác nghĩ hoặc không nghĩ về bạn, thì đây là nguyên nhân bạn tự chôn mình xuống hố.

Bạn sẽ sợ bị chế giễu hoặc bị từ chối. Khi gặp khó khăn, bạn sẽ từ bỏ quan điểm của mình. Bạn sẽ không giơ tay lên khi bạn không thể kiểm soát kết quả. Bạn sẽ không xin cơ hội thăng tiến vì bạn sẽ không nghĩ rằng mình đủ tư cách.


Đáng tiếc, FOPO là một phần của bản chất con người vì chúng ta hoạt động với một bộ não cổ xưa. Sự khao khát được sự chấp nhận xã hội đã khiến tổ tiên của chúng ta thận trọng và khôn ngoan; hàng ngàn năm trước đây, nếu bạn thất bại hoặc không hoàn thành tốt việc săn bắn thì vị trí của bạn trong bộ tộc có thể bị đe dọa. Sự mong muốn được người khác công nhận và sợ người khác không thích đã khiến bạn mất đi khả năng khao khát theo đuổi cuộc sống mà bạn mong muốn tạo ra.

Đó là lý do tại sao chúng tâm cần phải luyện tập thay đổi tư duy mới. Học cách đối mặt với FOPO để không bị chi phối bởi sự lo lắng và sợ hãi.

Nếu bạn thấy mình đang bị FOPO, đừng phụ thuộc nhiều vào ý kiến của người khác mà hãy tập trung vào những tuyên bố xây dựng sự tự tin, vượt qua căng thẳng (Ví dụ: Tôi là một diễn giả xuất sắc, Tôi đã làm việc chăm chỉ để tôi có thể tin tưởng vào khả năng của mình, Tôi có rất nhiều điều tuyệt vời để chia sẻ, Tôi đã hoàn toàn chuẩn bị cho việc thăng chức này). Khi làm như vậy, não của bạn đang nhận thức rằng "tôi không đang đối mặt với nguy hiểm ngay lúc này".


Nhưng, nếu bạn thực sự muốn đánh bại FOPO, bạn cần phải trau dồi thêm sự tự nhận thức. Hầu hết chúng ta sống cả cuộc đời với một cái nhìn tổng quát về chính mình, và trong nhiều trường hợp, điều đó là đủ. Chúng ta tồn tại được. Nhưng nếu bạn muốn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình mà ít sợ hãi ý kiến của người khác, bạn cần phải phát triển một cái nhìn sâu sắc và mạnh mẽ hơn về chính mình.


Bạn có thể bắt đầu bằng việc phát triển triết lý cá nhân - một từ hoặc cụm từ thể hiện niềm tin và giá trị cơ bản của bạn. Triết lý cá nhân của Pete Carroll, đối tác kinh doanh của tôi và huấn luyện viên trưởng của đội bóng Seattle Seahawks, là "luôn cạnh tranh". Đối với huấn luyện viên Carroll, luôn cạnh tranh có nghĩa là hàng ngày làm việc chăm chỉ để tiến bộ và đạt được tiềm năng tối đa của mình. Triết lý này không phải là một khẩu hiệu hay khẩu ngữ, mà là một chiếc la bàn, hướng dẫn hành động, suy nghĩ và quyết định của ông. Như một huấn luyện viên. Một người cha. Một người bạn. Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.


Khi tạo ra một triết lý cá nhân, hãy đặt cho mình một loạt câu hỏi:


Khi tôi đạt được trạng thái tốt nhất của mình, những niềm tin nào nằm sâu bên trong suy nghĩ và hành động của tôi?
Những người nào có những đặc tính và phẩm chất tương đồng với tôi?
Những phẩm chất đó là gì?
Câu nói yêu thích của bạn là gì? Từ ngữ yêu thích của bạn là gì?

Sau khi bạn đã trả lời những câu hỏi này, hãy khoanh tròn những từ phù hợp với bạn và gạch bỏ những từ còn lại. Sau khi nghiên cứu những gì còn lại, hãy cố gắng tạo ra một cụm từ hoặc câu mà phù hợp với chính bạn và cách bạn muốn sống cuộc sống của mình. Chia sẻ phiên bản nháp với người thân yêu, yêu cầu đóng góp và điều chỉnh triết lý của bạn từ đó. Sau đó, hãy ghi nhớ và quay lại hàng ngày.


Việc tạo ra một triết lý cá nhân có thể là một bài tập đầy sức mạnh và sáng tạo. Khi tôi huấn luyện các nhóm giám đốc điều hành, tôi thường yêu cầu họ viết xuống triết lý cá nhân của bản thân và chia sẻ nó với nhóm. Tôi sẽ không bao giờ quên trong một lần, một giám đốc cấp cao đã khiến tất cả mọi người trong phòng ngạc nhiên. Khi anh đứng thẳng, ngẩng cao đầu, trong ánh mắt anh ta như đang rơi nước mắt và nói: "My philosophy is to walk worthy./ Tạm dịch: Triết lý của tôi là sống một cuộc đời đáng giá ". Anh ta cho biết cha mẹ anh ta là những người nhập cư đã vượt qua những hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo anh ta có cuộc sống tốt. Với sự hy sinh của cha mẹ, anh ta luôn cố gắng sống tốt đẹp, đáng giá mỗi ngày với những việc tốt đẹp để trở thành tấm gương cho thế hệ tiếp theo.


Tôi không thể nhấn mạnh đủ tầm quan trọng của một triết lý cá nhân. Khi làm việc với các cầu thủ và huấn luyện viên NFL (môn bóng bầu dục), các vận động viên môn thể thao mạo hiểm và các nhà lãnh đạo cấp cao tại các công ty Fortune 50, tôi đã nhận thấy rằng, ngoài việc luôn cố gắng để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, điều làm cho những họ trở nên xuất sắc là sự rõ ràng về những nguyên tắc riêng của họ. Họ luôn sẵn sàng thúc đẩy bản thân, học hỏi nhiều hơn bằng cách lắng nghe nội tâm, lắng nghe chính mình và tắt đi âm thanh của người dung quanh.


Sau khi bạn đã phát triển triết lý cá nhân của mình, hãy cam kết sống theo các nguyên tắc của nó. Bạn hãy là chính bạn dù ở sinh hoạt với gia đình, hay ở nơi làm việc. Khi FOPO xuất hiện, bạn hãy lôi "triết lý cá nhân" lên và đối mặt, vượt qua.


Hãy nhớ rằng triết lý cá nhân của một người không phải là một bản khắc in đậm, in đẹp để trưng bày. Mà để phản ánh giá trị cá nhân của bạn mong muốn mang lại cho thế giới. Nó là một đường hướng, một phương tiện để giúp bạn giữ đúng hướng và sáng suốt trong những lúc khó khăn. Và nếu bạn chú trọng vào việc phát triển và sống theo triết lý của mình, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn và tự tin hơn trong việc quyết định và hành động của mình.



88 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page